10
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Hai phương pháp phân tích phổ biến nhất trong đầu tư chứng khoán là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Công việc phân tích cần thiết cho mọi nhà đầu tư ở mọi thời điểm. Tuy nhiên vẫn không có nhiều nhà đầu tư hiểu rõ về 2 phương pháp này và phân biệt được chúng. Dưới đây là tổng quát về hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, tự đó đưa ra điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp này. 

Khái niệm

Phân tích chứng khoán

Phân tích thị trường chứng khoán
Phân tích thị trường chứng khoán

Đầu tiên ta cần tìm hiểu về khái niệm phân tích chứng khoán một cách tổng quan. Đây là hoạt động phân tích thị trường, nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư cho nhà đầu tư được đúng đắn hơn. Phân tích càng kỹ càng có nhiều thông tin thì việc ra quyết định càng dễ dàng. 

Tuy nhiên việc lựa chọn đúng phương pháp phân tích cũng quyết định không ít đến hiệu quả phân tích. Tùy vào từng loại mà cho ra các thông tin bổ ích khác nhau. Đáng kể nhất là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Tiếp theo đây là khái niệm về hai loại phân tích này.

Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Là phương pháp phân tích các giá trị nội tại của cổ phiếu ở trên thị trường, sàn giao dịch kết hợp với kiểm tra các tác động ảnh hưởng đến giá loại cổ phiếu này. Một số yếu tố nhà đầu tư thường dùng để phân tích như:

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Phần tích ngành mà cổ phiếu đó đang hoạt động.
  • Các tác nhân vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế.
  • Phân tích tình hình kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp trong nhiều năm.

Từ những thông tin trên nhà đầu tư có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường và cổ phiếu giúp đưa ra quyết  định đúng đắn. Dự đoán được tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phương pháp phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Phương pháp này khác với phân tích cơ bản, về bản chất lẫn các thông tin nó cung cấp. Ở đây nhà đầu tư dựa vào các biểu đồ và đồ thị về sự tăng trưởng và biến động của cổ phiếu đó trên sàn. Từ đó biết được các biến động cung – cầu của cổ phiếu này và dự đoán tiềm năng phát triển trong tương lai.

Sử dụng hai chỉ số chính để phân tích cổ phiếu gồm:

  • Chỉ số báo trước sự thay đổi (leading indicator).
  • Chỉ số báo sau khi đã thay đổi (lagging indicator). 

Vậy nên lựa chọn loại phân tích nào?

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Nên chọn phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật

Cả hai loại phân tích trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mục tiêu và chiến lược mà nhà đầu tư lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Không có loại phân tích nào hiệu quả hơn, chỉ có loại phân tích nào phù hợp hơn với nhà đầu tư.

Với chiến lược đầu tư ngắn hạn, phân tích kỹ thuật chiến ưu thế hơn vì cho ta cái nhìn sâu hơn về giá trị cổ phiếu và tiềm năng phát triển của nó. Cho ta xác định được thời điểm nên mua hay bán cổ phiếu. Kiểu phân tích này nhanh chóng đưa ra kết quả, giúp nhà đầu tư tóm được thời cơ thích hợp một các nhanh nhất có thể.

Còn nếu nhà đầu tư lựa chọn chiến lược dài hạn, cần tiềm năng phát triển bền vững của công ty thì nên sử dụng phương pháp phân tích cơ bản. Với phân tích này cho thấy sự mạnh và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Về đường dài doanh nghiệp có thể giữ vững được phát triển hay không.

Tuy là hai phương pháp phân tích riêng biệt nhưng nhà đầu tư vẫn hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau. Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật như bộ công cụ phân tích giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và có thể xác định thêm thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán cổ phiếu đó.

Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp vào các trường hợp cụ thể. Khi nhà đầu tư có một loạt các loại cổ phiếu muốn mua, khi này cần sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để đánh giá tiềm năng phát triển của từng loại. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để đưa ra khoảng thời gian mua và bán phù hợp nhất để sinh lợi cho mình.

Khi sử dụng phân tích cơ bản, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn bao quát hơn về chu kỳ kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Rồi dùng phương pháp phân tích kỹ thuật để xác nhận lại những dự đoán trên là đúng hay sai. Sau đó xác định được thời gian mua và bán cổ phiếu phù hợp.

Ở một số trường hợp phân tích kỹ thuật giúp xác định được mức mua đối với một số loại cổ phiếu đang tăng trưởng có xu hướng tăng hơn nữa. Lúc này phân tích cơ bản giúp thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai sắp tới. Kết hợp với đó là bước phân tích kỹ thuật để xác định mức mua và bán phù hợp.

Kết luận

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều mang đến những lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư. Với mỗi mục tiêu và định hướng mà có cách sử dụng 2 loại này khác nhau. Chúng ta có thể kết hợp cả hai để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Tham khảo thêm nhiều thông tin về đầu tư tại Cổ phiếu đầu tư.