Nhà đầu tư không còn xa lạ với phương pháp phân tích cơ bản. Ngoài chức năng phân tích tình hình hiện tại, phương pháp này còn cung cấp các dự đoán của một cổ phiếu trong tương lai. Góp phần cho những thành công của nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng đủ kinh nghiệm và kiến thức để phát huy hết phương pháp phân tích này. Cùng tìm hiểu về phân tích cơ bản trong chứng khoán dưới đây.
Mục lục
Khái niệm
Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào các yếu tố nội tại, các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là phương pháp phân tích cổ điển dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tiềm năng về tài chính, mô hình kinh doanh, sản phẩm, thị trường.
Phương pháp này phù hợp với các nhà đầu tư có mục tiêu dài hạn, cần sự tăng trưởng bền vững và ổn định. Bằng cách phân tích các yếu tố liên quan đến công ty từ đó đánh giá tiềm năng tăng trưởng và phát triển của cổ phiếu đó.
Đặc điểm
Phân tích cơ bản giúp đánh giá đúng năng lực công ty. Từ đó so sánh giữa giá trị thật và giá hiện hành trên thị trường. Nếu giá trị cổ phiếu cao hơn định giá thị trường thì nhà đầu tư sẽ quyết định mua.
Tập trung khai thác các dữ liệu về doanh thu, thu nhập, ban lãnh đạo, thành tích, tiềm năng tài chính. Từ đó có những đánh giá về giá trị cơ bản của công ty cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Khác với phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản đánh giá cao tiềm năng phát triển trong tương lai.
Phân tích nhóm nhân tố định tính và định lượng
Nhóm nhân tố định tính
Nhóm nhân tố này cần sự tìm hiểu từ nhiều nguồn và thông tin khác nhau. Ngoài ra bạn còn phải biết chọn lọc để có thể biết chính xác thông tin cụ thể. Vì nếu thông tin sai lệch có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong tương lai. Một số yếu tố định lượng đáng kể đến là:
- Tiềm năng tăng trưởng doanh thu trong ngành.
- Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Rủi ro
- Ban lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp.
Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm trên trang profile doanh nghiệp. Ngoài ra các báo cáo uy tín cũng là nguồn thông tin đáng tin cậy. Như các thông tin về thị phần, tiềm năng dẫn đầu thị trường. Một số thông tin về sản phẩm và khách hàng tiềm năng, nhu cầu đối với sản phẩm cung cấp.
Nhóm nhân tố định lượng
Các nhân tố này thường được tìm thấy trong các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp gồm:
- Doanh thu và lợi nhuận.
- Tài sản và nguồn vốn.
- Dòng tiền.
- Chỉ số giá thị trường P/E và P/B
Thông tin về định lượng xoay quanh các con số, dữ liệu trong báo cáo.
Chức năng của phân tích cơ bản
Đánh giá được tiềm lực của công ty: từ kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm lực của công ty ở thời điểm hiện tại. Bằng những bằng chứng về năng lực kinh doanh nhà đầu tư có thể dự đoán được tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Vì doanh nghiệp phát triển thì giá cổ phiếu mới tăng trưởng.
Đánh giá năng lực ban lãnh đạo: thông tin về profile ban lãnh đạo của công ty đã phần nào phản ánh tiềm năng phát triển. Ban lãnh đạo giỏi sẽ dẫn dắt tốt cho công ty phát triển và tăng trưởng.
Xác định được mức giá hợp lý của cổ phiếu phát hành: nhờ vào những đánh giá xoay quanh các kết quả đã đạt được. Từ đó nhà đầu tư đã phần nào định giá được giá trị thật của cổ phiếu công ty này.
Dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai: tiềm năng công ty có thể phát triển được hay không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Lúc này nhà đầu tư đã có đủ cơ sở để dự đoán giá cổ phiếu sẽ biến động như thế nào trong tương lai.
Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản
Ưu điểm
Phù hợp với các mục tiêu dài hạn, cho nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về doanh nghiệp. Từ đó đánh giá được tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong dài hạn.
Đánh giá được các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.
Nhược điểm
Nhà đầu tư cần có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định để có thể đánh giá và kết luận các dữ liệu mình thu thập được.
Thông tin có thể không chính xác, hoặc hoàn toàn có thể bị ngụy tạo bởi doanh nghiệp nhằm thu hút nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin.
Các nhận định mang tính cảm tính, không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng xác định đúng thông tin từ những dữ liệu có được. Do đó tùy vào kinh nghiệm kiến thức mà các nhận định đó có thể khác nhau.
Phân tích cơ bản không thể xác định được chính xác thời điểm mua và bán phù hợp. Do đó cần có sự phối hợp với phân tích kỹ thuật để có thể đưa ra thời điểm mua và bán phù hợp hơn.
Kết luận
Với mỗi phương pháp phân tích đều có một mục tiêu chung là hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng chứng khoán. Phân tích cơ bản tuy cho ta thấy được nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu nhưng vẫn còn hạn chế về việc xác định được thời điểm mua và bán phù hợp. Vẫn cần sự kết hợp với phân tích kỹ thuật để hoàn thiện hơn công cụ phân tích này.