Chỉ số EPS (số tiền kiếm được trên mỗi cổ phiếu – đơn vị tính là vnd) có thể được hiểu đơn giản là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư tính toán lợi nhuận khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Chí số EPS các bạn hay thấy trong các công cụ phân tích được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận sau thuế của 4 quý gần nhất chia cho tổng số cổ phiếu lưu hành. Do vậy chỉ số EPS sẽ phản ảnh lợi nhuận ở năm hiện tại lúc tính toán.
Mối công cụ phân tích khác nhau có thể cho ra số EPS khác nhau thường là do nguồn dữ liệu không đồng nhất. Bạn nên tự tính bằng tay bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế ở báo cáo tài chính chính thức của công ty.
Tầm quan trọng của chỉ số EPS trong đầu tư
Với việc xác định chỉ số EPS nhà đâu tư có thể suy tính ra các yếu tố sau đây để quyết định đầu tư và lựa chọn lọc bớt các công ty không tốt
Thể hiện công ty có làm nên ăn ra hay không?
hay nói cách khác công ty làm có lợi nhuận nhiều hay không. Chỉ số EPS càng cao thì công ty càng làm ăn tốt lợi nhuận cao. Nhưng công ty có EPS âm là những công ty chưa có lợi nhuận nên tránh xa
Công ty có phát triển tốt hay không?
để xác định điều này thì chỉ số EPS các năm phải liên tục tăng, biên độ càng lớn thì công ty càng tốt. Thông thường nếu EPS tăng trung bình 20% mỗi năm là nhưng công ty đang phát triển rất tốt và đáng để theo dõi đầu tư
Giúp định giá giá cổ phiếu hiện tại có tốt hay không?
Thông thường 1 công ty làm nên ăn ra 1 tỷ đồng mỗi năm thì giá trị công ty sẽ được định giá gắp 10 lần lợi nhuận tức 10 tỷ đông. Điều này có nghĩa là nếu Giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn 10 lần chỉ số EPS tức là giá cổ phiếu còn rẻ.
Ví dụ 1 công ty đang có EPS là 5000đ và giá cổ phiếu đang là 45,000đ thì giá được xem là đang rẻ so với giá trị thực của công ty. Tuy nhiên đây chỉ là một yếu tố xác định giá cổ phiếu rẻ hay không. Trong thời điểm viết bài viết này công ty Hoa Sen mã HSG có giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá 33,000đ trong khi EPS của nó là 8,700đ, mức giá chỉ sắp sỉ 4 lần EPS và đây là công ty tăng trưởng tốt nên rất đáng để đầu tư ở thời điểm này.
Một số hạn chế cần chú ý của chỉ số EPS
EPS là một số liệu hữu ích để đánh giá khả năng sinh lời của mỗi cổ phiếu sau thuế. Mặc dù chỉ số này được sử dụng phổ biến trong báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty, nhưng vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn như:
- Trong nhiều trường hợp, EPS là âm, và khi EPS âm thì công thức P / E hoàn toàn vô nghĩa. Lúc này, các công ty cần sử dụng một công cụ khác để đo lường khả năng sinh lời.
- Thu nhập trên cổ phiếu dễ bị bóp méo khi hoạt động kinh doanh có nhiều biến động: doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chu kỳ biến động cao, doanh nghiệp bán tài sản…
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm nếu các công ty phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ESOP. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn và thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ ít hơn.
- Các nhà đầu tư gặp rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận hư cấu bằng cách tích trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Để đầu tư đúng đắng các bạn cần lựa chọn công ty có thông số EPS như sau:
Sau đây là một số biểu hiện của công ty tốt, và thời điểm tốt để đầu tư dựa trên chỉ báo EPS
- EPS dương và nên lớn hơn 2000đ, những công ty có EPS thấp hơn thường không an toàn vì biến động EPS lớn
- EPS liên tục tăng trong 5 năm và có tỷ lệ tăng trung bình trên 20%
- Giá của cổ phiếu không nên vượt quá 10 lần giá trị của EPS
- Công ty có vốn hóa lớn hơn 10,000 tỷ để đảm giảm các rủi ro về thông tin ảo, sai số nhiều hoặc báo cáo láo
- Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm năm tăng với biên độ trung bình tối thiểu 20%
Ví dụ minh họa công ty Hòa Phát có chỉ số EPS tăng trưởng rất nhanh từ 2016 đến 2021